Ngành chăn nuôi Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề kể từ quý II năm ngoái, với cụm từ thường được nhắc tới trong giai đoạn này là "chu kỳ siêu tăng giá hàng hoá". Giá nguyên liệu nhập khẩu liên tục tăng phi mã, nhưng giá thịt đầu ra lại lao dốc khiến cho các doanh nghiệp chao đảo.

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề kể từ quý II năm ngoái, với cụm từ thường được nhắc tới trong giai đoạn này là "chu kỳ siêu tăng giá hàng hoá". Giá nguyên liệu nhập khẩu liên tục tăng phi mã, nhưng giá thịt đầu ra lại lao dốc khiến cho các doanh nghiệp chao đảo.

Hiện nay, mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng giá thịt đã kịp bình ổn trở lại. Tuy nhiên, áp lực về chi phí sản xuất vẫn không ngừng tăng lên khi cơn sốt giá nông sản đang quay trở lại trong vài tháng qua và thậm chí còn mạnh mẽ hơn năm ngoái.

Mặc dù là quốc gia đứng đầu đầu trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nhưng Việt Nam lại phụ thuộc tới gần 80% nguồn cung nguyên liệu từ nhập khẩu. Chính vì thế nên biến động giá nông sản thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

Theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), tính từ đầu năm tới nay, giá hợp đồng kì hạn đối với ngô đã tăng 25%. Một mặt hàng khác cũng được sử dụng trong nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi là lúa mì cũng trải qua mức nhảy vọt lên tới hơn 50%.

Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đóng góp không nhỏ trong sự leo thang của giá nông sản, đặc biệt là giá lúa mì. Khoảng 1/4 nguồn cung xuất khẩu lúa mì thế giới đến từ 2 quốc gia ở khu vực Biển Đen này. Các hoạt động chiến sự gây ra gián đoạn đến hoạt động vận chuyển nông sản của các tàu thương mại, khiến cho các quốc gia nhập khẩu đang phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung thay thế khác.

Trước tình hình chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước quyết định chạy theo thị trường mua hàng hay chờ thêm đến lúc giá hạ xuống. Tuy nhiên, áp lực phụ thuộc vào giá cả thế giới trở nên rõ ràng hơn hết trong 2 năm qua cũng tạo ra thử thách đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi để thích nghi và vươn lên khác biệt.

Thịt lợn Nga chiếm gần một nửa thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: TL.

Nguồn cung thay thế từ Ấn Độ là một lựa chọn cạnh tranh hơn về giá khi thị trường này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng ngô và lúa mì trong những năm qua. Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tính từ đầu năm 2022 cũng tăng mạnh với kim ngạch đạt 79 triệu USD, tăng 450% so với năm ngoái. Không những thế, các nhà máy sản xuất còn chọn giải pháp thay thế một số nguyên liệu như sắn lát, gạo tấm,..

Theo MXV, trong giai đoạn giá tăng chóng mặt, các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ phòng hộ giá bằng hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro và quản trị chi phí hiệu quả tối ưu nhất có thể.

          Bối cảnh hiện tại vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội để tạo ra sự khác biệt. Việc áp dụng những đổi mới và cải tiến không chỉ trong sản xuất mà còn từ quá trình kiểm soát rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên