Xung đột Nga - Ukraine đã tác động đến thương mại rõ rệt khi nhiều doanh nghiệp toàn cầu lần lượt rút khỏi Nga. Tình trạng này cũng diễn ra ở mức độ nhất định trong ngành chăn nuôi heo với một số công ty đã tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động.

Doanh nghiệp nước ngoài rút chạy

Các công ty nông nghiệp trên toàn thế giới đều chung một thắc mắc liệu chiến tranh sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của họ tại những quốc gia này. Nhiều công ty lớn trên thị trường tiêu dùng như Coca-Cola, Shell, Ikea và Heineken đều đã thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động tại Nga.

Các doanh nghiệp chăn nuôi heo cũng có phản ứng thận trọng hơn. Những biện pháp trừng phạt mà các Chính phủ phương Tây đang nhắm vào nước Nga không phải lúc nào cũng áp dụng được với ngành nông nghiệp. Ngoài ra, cuộc chiến chỉ khiến một số công ty đang hoạt động tại Nga gặp khó khăn hơn một chút vì họ cũng từng đối mặt nhiều lệnh trừng phạt liên quan đến Dịch tả heo châu Phi (ASF) và xung đột tại Crimea năm 2014.

Ngày 16/3, Công ty chăn nuôi heo của Đan Mạch DanBred tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động của các công ty con tại Nga vì lý do cấm vận cũng như an toàn. Công ty dinh dưỡng vật nuôi của Hà Lan, Agrifirm cũng quyết định rút chân hoàn toàn khỏi Nga. Với Cargill và ADM thì rút chân hoàn toàn khỏi Nga là một quyết định “nói dễ hơn làm”. Cargill không thể rút khỏi thị trường Nga hoàn toàn nhưng sẽ thu hẹp hoạt động và dừng đầu tư thêm để duy trì việc làm cho có 2.500 nhân viên tại Nga. Tương tự, ADM cũng tuyên bố hạn chế hoạt động tại Nga và ủng hộ lệnh trừng phạt nhắm vào nước này.

Chi phí sản xuất leo thang

Chi phí sản xuất trong ngành chăn nuôi heo tại Nga năm 2022 ước tính 100 - 105 ruble/kg (0,95 - 1 USD), tăng mạnh so 65 rouble/kg vào năm 2019 và 85 rouble/kg vào năm 2021, Yuru Kovalev, Chủ tịch Liên đoàn chăn nuôi heo của Nga cho biết tại Hội nghị ProMeat Industry 2022 ở Belgorod, Nga. Đồng ruble Nga cũng mất giá gần 30% từ cuối tháng 2. Dù vậy, ngành chăn nuôi heo tại Nga vẫn dự báo tăng trưởng trung bình 5%/năm trong 2 năm tới, theo Kovalev. Ông cho biết, rất khó đoán trước được những vấn đề hiện nay sẽ tác động ra sao đến thị trường thịt heo của Nga. Nhiều kịch bản có thể xảy ra khi thu nhập của người dân tăng, giúp nông dân bù lại chi phí sản xuất bằng cách tăng giá bán đầu ra. Nhưng cũng có thể diễn biến theo hướng khác như tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiền lương tăng và giá sản phẩm giảm vì nguồn cung tăng và vượt cầu.

Các công ty Nga đang đối mặt nhiều vấn đề chưa từng gặp trước đây, gồm cả việc thanh toán đúng hẹn cho đối tác nước ngoài. Sergey Yushin, Giám đốc Hiệp hội sản xuất thịt cho biết, các nhà cung cấp nước ngoài hiện yêu cầu thanh toán đầy đủ tất cả đơn hàng. Đồng nghĩa, các công ty nuôi heo cần phải có những nguồn tài chính lớn để duy trì hoạt động bình thường.

Cùng đó, rào cản logistics vẫn tồn tại khiến nhiều lô hàng có nguy cơ trì hoãn. Kovalev cho rằng, sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi heo của Nga vào phụ gia thức ăn, thuốc và đóng gói không quan trọng. Nhưng không có nghĩa Nga không cần nhập khẩu. Ông cho biết các đòn trừng phạt nhắm vào Nga đã gây ra những cú sốc nhất định, nhưng đến nay các nhà cung cấp tại Nga đang dần hồi phục. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu đều đắt đỏ hơn. Và đây là nguyên nhân chính làm tăng chi phí chăn nuôi heo.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên