Vaccine được xem là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống các bệnh nguy hiểm cho heo nuôi. Việc áp dụng đúng phương pháp kỹ thuật khi tiêm và nguyên tắc sử dụng là rất quan trọng.

Loại vaccine

Vaccine được sử dụng phổ biến trong các trang trại nuôi heo trên toàn thế giới bao gồm vaccine cho bệnh đóng dấu, nhiễm Parvovirus (SMEDI hội chứng), tiêu chảy E.Coli, kiết lỵ do Clostridium trên heo con, viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae, hoại tử do Actinobacillus pleuropneumoniae và viêm teo mũi gây ra bởi vi khuẩn  Pasteurella multocida. Ở nhiều nước, loại vaccine chống lại bệnh salmonellosis, PRRS và TGE cũng được sử dụng.

Vaccine sống nhược độc (như vaccine PRRS, bệnh aujeszky (giả dại), dịch tả heo cổ điển) có lợi thế vì vi sinh vật nhân lên được ở heo tạo ra một khối lượng kháng nguyên lớn hơn giúp tạo nên đáp ứng miễn dịch lâu dài và mạnh mẽ hơn. Nhưng chúng cũng có những bất lợi là vaccine loại này có thể trở nên bất hoạt trong điều kiện bảo quản không tốt (ví dụ như ở nhiệt độ cao trên 40C) hoặc trong quá trình sử dụng, vaccine bị tiếp xúc với các chất khử trùng hoặc sát trùng nên mất tác dụng. Một điểm quan trọng khác là vaccine nhược độc có nguy cơ biến chủng thành vi sinh vật có độc lực trở lại.

Vaccine bất hoạt (vaccine chết) có thể chứa toàn bộ các bộ phận kháng nguyên của các vi sinh vật hoặc riêng một vài đơn vị kháng nguyên đã được tổng hợp. Vaccine kháng nguyên đơn vị vẫn chủ yếu trong giai đoạn thử nghiệm. Vaccine bất hoạt cũng có thể chứa độc tố đã được sửa đổi để chúng vẫn kích thích một phản ứng miễn dịch nhưng không còn độc hại đối với con vật. Độc tố đã được sửa đổi theo cách này được gọi là biến độc tố. Thuốc chủng ngừa cổ điển của loại này là biến độc tố uốn ván được sử dụng phổ biến ở ngựa nhưng hiếm khi ở heo. Ở heo, một số vaccine E.Coli chống lại tiêu chảy heo con và vaccine clostridial chống lại bệnh lỵ heo con có chứa biến độc tố.

Các đường cấp:

Khi sử dụng vaccine, cần phải thực hiện theo các khuyến nghị của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y. Một số loại vaccine, ví dụ như vaccine của bệnh do leptospira, parvovirus và dấu son nên dùng dưới da, tốt nhất là sau tai, để tránh làm xấu quầy thịt. Sử dụng kim ngắn 12 mm, loại 18 gauge thường được sử dụng cho các vaccine này. Ngược lại, vaccine E.Coli phải được tiêm vào cơ bắp, nên kim 38 mm, 18 gauge là cần thiết cho heo nái và hậu bị. Đối với heo con còn bú, kim 12 mm là đủ để tiêm vào cơ bắp. Cổ là nơi thích hợp để tiêm bắp trên heo. Ngoài ra, kim tiêm dưới da có thể bị gãy trong quá trình tiêm nếu heo được không được giữ yên (khống chế) đúng cách, vì vậy cần chú ý giữ chặt heo để việc tiêm phòng được hiệu quả. Một số loại vaccine khác được dùng theo đường uống (bằng miệng) hoặc hít qua đường mũi.

Vệ sinh:

Xi lanh tiêm hoặc súng tiêm chủng phải sạch và duy trì tình trạng vệ sinh tốt. Làm sạch chất hữu cơ hoặc bụi bẩn bằng nước xà phòng ấm và rửa thật kỹ. Khử trùng bằng cách đun sôi trong 15 phút hoặc ngâm trong một chất khử trùng đã được phê duyệt. Sau đó rửa lại bằng nước vô trùng.

Vệ sinh cũng rất quan trọng trong quá trình tiêm chủng. Nếu sử dụng một loại vaccine đóng chai, hãy dùng một cây kim khử trùng rút vaccine vào ống tiêm và sử dụng kim khác để tiêm cho heo.

 Nguyên tắc:

  • Tiêm phòng hàng năm cho heo ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vaccine phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác;
  • Không được tiêm vaccine cho heo đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, heo mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và heo mang thai ở kỳ cuối;
  • Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
  • Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vaccine.
  • Dùng vaccine đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; Vị trí tiêm phải được sát trùng; Lắc kỹ lọ vaccine trước khi sử dụng; Vaccine đã pha hoặc đã cắm kim tiêm nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; Không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm; Sau khi sử dụng vaccine, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc sốc phản vệ; Khi đi mua vaccine nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vaccine, tốt nhất mua tại các cửa hàng được trạm thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vaccine.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên